Mới đây, tại TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm:“Kinh doanh khách sạn trong thời đại công nghệ số” do Sở Du lịch TP.HCM tổchức. Nhiều vấn đề đã được các chuyên gia chỉ ra trong bối cảnh hiện nay, đặcbiệt là không chỉ các doanh nghiệp mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải thayđổi.
Mới đây, tại TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm: “Kinh doanh khách sạn trong thời đại công nghệ số” do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức. Nhiều vấn đề đã được các chuyên gia chỉ ra trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là không chỉ các doanh nghiệp mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải thay đổi.
Thách thức rất lớn
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết: “Trong những năm gần gây, hệ thống cơ sở lưu trú ở TP.HCM có bước phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến năm 2018, trên địa bàn TP.HCM có gần 3.000 cơ sở lưu trú du lịch các loại với hơn 60.000 phòng kinh doanh. Trong đó, có hơn 1.400 khách sạn từ 1 đến 5 sao với hơn 41.000 phòng kinh doanh, khoảng 1.400 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 34.000 phòng đạt tiêu chuẩn. Việc này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của du lịch TP”.
Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thúc đẩy du lịch thông minh phát triển. Các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam cũng đã đầu tư cho công nghệ và triển khai nhiều ứng dụng thông minh giúp đáp ứng nhu cầu cho du khách trong việc tìm kiếm và đặt dịch vụ khách sạn, vé máy bay, thanh toán trực tuyến...
Có thể nói, công nghệ thông tin chính là “chìa khóa vàng” giúp ngành Du lịch phát triển. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thực hiện thí điểm việc cấp thị thực điện tử (E-visa) trong 2 năm đối với công dân của 40 quốc gia khi nhập cảnh đến Việt Nam, đây cũng là bước phát triển tất yếu trong xu thế hội nhập, qua đó thu hút thêm nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. điển hình như: “Sự kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao từ các dịch vụ của khách sạn, các khách sạn đòi hỏi đầu tư vào các công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng và nhằm tạo lợi thế trong thời buổi cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn đang trở nên gay gắt”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết.
Cũng theo ông Vũ thì: Hệ thống Internet phát triển đã thay đổi nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, trong đó có hoạt động tiếp thị. Những hình thức tiếp thị theo kiểu truyền thống đã không còn hiệu quả.
Bên cạnh đó, các mối đe dọa về trộm cắp dữ liệu số, tấn công virus, rò rỉ dữ liệu đã trở thành một mối quan tâm lớn của các chủ khách sạn trên toàn cầu. Dữ liệu khách hàng là rất quan trọng. Việc rò rỉ dữ liệu khách hàng có thể làm hình ảnh của khách sạn bị ảnh hưởng, khách hàng sẽ không còn tin tưởng đặt phòng ở khách sạn. Đặc biệt khó khăn khi xây dựng tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ: Hiện nay, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những khoản ưu đãi khi đặt phòng trên internet nên việc xây dựng tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ là một thách thức lớn trong kinh doanh khách sạn.
Đối với công tác quản lý nhà nước về khách sạn trên địa bàn thành phố còn một số thách thức như: công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và DN có lúc có nơi còn chưa đồng bộ, công tác quảng bá, xúc tiến còn thiếu chuyên nghiệp nhất là trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Doanh nghiệp nên làm gì?
Từ các vấn đề nêu trên, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần phải thay đổi và thích ứng.
“Các doanh nghiệp du lịch cần chấp nhận sự thay đổi đến từ sự chuyển đổi số và nhanh chóng bắt kịp xu hướng bằng cách kiểm tra lại mô hình kinh doanh, xem xét lại cơ cấu, mô hình quản lý công ty và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ”, TS Ngô Thanh Loan, Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG-HCM).
“Nếu văn hóa doanh nghiệp không bắt kịp nhịp độ đó, chắc chắn đó sẽ là một sự trì trệ, không chỉ đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với quá trình hội nhập của ngành Du lịch Việt Nam vào các xu hướng công nghệ mới trên thế giới”, TS Loan phân tích thêm.
Đồng quan điểm, PGS - TS Nguyễn Thị Vân Hạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM cũng cho rằng: “Để đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách trong bối cảnh của những thay đổi này, các nhà quản lý, vận hành du lịch cần có hiểu biết đúng đắn về sự phát triển và tác động của công nghệ tới hành vi du lịch, qua đó có những hành động cần thiết để tận dụng những thế mạnh, khai thác các tiềm năng và hạn chế những ảnh hưởng trái chiều từ công nghệ tới sự phát triển du lịch”.
Trong khi đó, với chính quyền TP cũng cần phải xây dựng thành phố thông minh. “Mặc dù công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một yếu tố quan trọng đối với điểm đến du lịch thông minh, nhưng là chưa đầy đủ về năng lực “thông minh” của một điểm đến. Đưa đặc tính “thông minh” vào các điểm đến du lịch đòi hỏi phải xây dựng được mạng lưới liên kết động giữa các bên liên quan thông qua một nền tảng công nghệ liên quan đến các thông tin và dữ liệu hoạt động du lịch có thể được trao đổi ngay lập tức (dữ liệu “sống” – life data)”, TS Phạm Thị Thúy Nguyệt, Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHCM đánh giá.
Cũng theo chuyên gia này: “Trao đổi dữ liệu “sống” sẽ giúp tạo ra các tập dữ liệu cực lớn (big data) có thể được phân tích tính toán để phát hiện các mẫu và xu hướng về hành vi, nhu cầu của du khách. Điểm đến du lịch thông minh nên tận dụng tối ưu các dữ liệu big data bằng cách cung cấp các dịch vụ phù hợp với sở thích của người dùng vào đúng thời điểm”.
“Các tham luận và ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp của nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn trong ngành kinh doanh khách sạn… đã giúp chúng tôi có những giải pháp cần thiết cho quá trình nghiên cứu, xây dựng mô hình, giải pháp quản lý nhà nước thích hợp trong thời đại công nghệ số, đồng thời phát huy được tiềm năng du lịch thông minh của TP.HCM”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết. |
THANH TÙNG - THUÝ CẦM
Nguồn: baodulich