Ngành du lịch tiếp tục duy trì đà phục hồi tốt

Nghệ An được ví như “Việt Nam thu nhỏ” với địa hình đa dạng, có biển đảo, đồng bằng, trung du và miền núi; là điều kiện và cơ hội để phát triển ngành du lịch khởi sắc.

Theo thông tin từ Nghệ An, ngành du lịch tiếp tục duy trì đà phục hồi tốt từ sau mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch.

Kết quả 10 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách du lịch đạt 7.650.000 lượt, bằng 125% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách lưu trú đạt 4.860.000 lượt, bằng 123% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 92% KH Năm 2023; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 6.980 tỷ đồng bằng 138% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 89.5% KH năm 2023.

Dự ước năm 2023, tổng lượng khách du lịch đạt 8.360.000 lượt khách, bằng 127% so với năm 2019, bằng 124% so với năm 2022, trong đó khách lưu trú đạt 5.280.000 lượt bằng 111,8% so với năm 2019, bằng 120% so với năm 2022. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 7.800 tỷ đồng, bằng 170% so với năm 2019, bằng 139% so với năm 2022.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một chủ trương đúng đắn của Đảng, là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-1/2017, của Bộ Chính trị, “Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch”.

Anh-tin-bai
Ảnh minh hoạ

Hiện nay, ngành du lịch đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ về xu hướng loại hình và cách thức tiếp cận của khách du lịch với các sản phẩm nổi trội, như tour du lịch tự thiết kế, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch xanh và hoạt động giải trí có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại...

Đặc biệt, công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông xã hội đang mang lại cho du lịch nhiều cơ hội phát triển, song cũng đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi lĩnh vực du lịch phải liên tục “làm mới” để bắt kịp xu thế chung.

Trong bối cảnh đó, tháng 1/2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX tiếp tục xác định phát triển du lịch là một trong các ngành dịch vụ cần dành nhiều sự quan tâm.

Để tạo động lực phát triển cho tỉnh, ngày 13/11/2021, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 36/2021/QH15, “Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An”.

Đặc biệt, cuối tháng 10 vừa qua, với việc ban hành Kế hoạch Chương trình hành động số 812/KH-UBND về thực hiện Chiến lược Phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, UBND tỉnh đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm: Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chiến lược; tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch Nghệ An; Phát triển không gian du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; Phát triển thị trường du lịch; Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Hoạt động xúc tiến, quảng bá và hợp tác, liên kết phát triển du lịch; Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch; Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển du lịch; Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.

Theo đó, sẽ hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng và chủ lực của địa phương và phát triển các dịch vụ chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, đa dạng, trọng tâm là du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, du lịch “4 mùa”.

Mục tiêu đến năm 2025: Thu hút 8,0-8,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 250.000 lượt khách; Doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt khoảng 11.000 tỷ đồng; Chi tiêu bình quân một ngày khách khoảng 1,7-1,9 triệu đồng; Tổng số lao động làm việc trong ngành khoảng 12.430 người.

Đến năm 2030: Tổng khách du lịch khoảng 12,0-13,0 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế khoảng 0,8-1,0 triệu lượt; khách nội địa khoảng 11,2- 12,0 triệu lượt; Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khoảng 25-30 nghìn tỷ đồng; Chi tiêu bình quân một ngày khách khoảng 2,0-2,5 triệu đồng; Tổng số lao động trong ngành du lịch 20-22 nghìn người.

Và, đến năm 2035: Tổng khách du lịch khoảng 18,0-20,0 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế khoảng 1,0-1,2 triệu lượt; khách nội địa khoảng 17,0-18,8 triệu lượt; Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khoảng 40-45 nghìn tỷ đồng; Chi tiêu bình quân một ngày khách khoảng 3,0-3,5 triệu đồng; Tổng số lao động trong ngành du lịch 22-25 nghìn người.

Từng bước thay đổi hình ảnh từ “du lịch bình dân” sang “những điểm đến du lịch cao cấp”

Cùng với việc đề ra các mục tiêu cho giai đoạn phát triển mới, cũng như nắm bắt thời cơ, nhận diện thách thức, du lịch Nghệ An đang từng bước thay đổi hình ảnh từ “du lịch bình dân” sang “những điểm đến du lịch cao cấp”, từ thu hút chủ yếu nguồn khách nội địa hướng đến thu hút mạnh mẽ khách quốc tế, với việc thay đổi mô hình và cơ cấu sản phẩm du lịch, phát triển đa dạng và chất lượng các loại hình dịch vụ. 

Anh-tin-bai
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  • Inappropriate
  • Seen too often
  • Not interested
  • Covers content
Một góc miền Tây Nghệ An

Chú trọng xây dựng, bảo vệ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di tích quốc gia đặc biệt - gắn với phát triển du lịch. Chuyển hóa các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh, qua đó cuốn hút khách du lịch, nhất là bạn bè, khách du lịch quốc tế. Phát huy các giá trị truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể nổi tiếng của xứ Nghệ gắn với phát triển du lịch, như Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh, Lễ hội Làng Sen…

Phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, bao gồm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù có đẳng cấp mang thương hiệu du lịch Nghệ An; phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo độc đáo, hấp dẫn; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bổ trợ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; đẩy mạnh hợp tác liên kết xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề…

Quan tâm phát triển thị trường du lịch; huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du khách; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường xúc tiến, quảng bá và hợp tác, liên kết phát triển; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch và xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển du lịch…

Với tầm nhìn đúng, chiến lược bài bản, giải pháp phù hợp, tỉnh Nghệ An đang quyết tâm tạo sự bứt phá cho phát triển ngành du lịch của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, nâng cao giá trị và tầm thương hiệu.

Kỳ Thư