Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, được kết nối với điểm cầu 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có các điểm du lịch thu hút khách quốc tế.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Ninh BìnhĐồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Ninh Bình. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, Hiệp hội Du lịch tỉnh.
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm tê liệt hoạt động du lịch toàn cầu. Đối với Việt Nam, ngành du lịch cũng chịu thiệt hại nặng nề nhất từ trước tới nay. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách để ngành du lịch sớm phục hồi, tăng cường thu hút du khách trong nước và nước ngoài. Cụ thể từ ngày 15/3/2022, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa hoàn toàn du lịch, đồng thời là một trong 62 quốc gia trên thế giới dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan đến COVID-19. Thị trường Du lịch đã dần khôi phục trở lại, nhất là du lịch nội địa. Tuy nhiên lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn nhiều hạn chế. Năm 2022 ước đạt 3,5 triệu lượt, mới đạt 70% mục tiêu kế hoạch năm 2022.
Các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến việc khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị để thu hút khách quốc tế trong thời gian tới như: Cho phép kéo dài thời gian tạm trú; cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan; nâng cao vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến, quảng bá du lịch; mở rộng các đường bay quốc tế đến Việt Nam; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến du lịch tại nước ngoài; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường các chính sách hỗ trợ ngành du lịch chuyển đổi số và xúc tiến quảng bá; đa dạng, hấp dẫn các sản phẩm dịch vụ; triển khai hiệu quả các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam; tăng cường hỗ trợ về nguồn vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để phục hồi, phát triển,…
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những ý kiến phát biểu sâu sắc, sát thực tế của đại diện các Bộ, ngành, đơn vị, địa phương, qua đó giúp gợi mở những cách tiếp cận mới, đề ra những giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong bối cảnh mới. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tình hình mới, dự kiến sẽ xem xét ban hành trong tháng 1/2023 nhằm cụ thể hoá nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch.
Chia sẻ với những thiệt thòi ngành du lịch phải gánh chịu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: đây đồng thời là thời cơ để cơ cấu lại ngành du lịch một cách tổng thể và toàn diện hơn. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực nhiều hơn nữa, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đầu tư nguồn lực quốc gia, tạo đột phá trong phát triển du lịch, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế.
Trong đó yêu cầu cần thay đổi tư duy làm du lịch sau đại dịch theo hướng linh hoạt, đổi mới, quyết liệt, hiệu quả hơn. Phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể phát triển các ngành kinh tế khác, chú trọng đến tính chuyên nghiệp, hiện đại, đổi mới, sáng tạo, gắn với chuyển đổi số, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để thuận lợi thu hút khách du lịch, quan tâm đầu tư hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông tăng cường công tác quản lý môi trường, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thông tin quảng bá, xây dựng mô hình sản phẩm du lịch mới, độc đáo, phát huy bản sắc, lịch sử, văn hoá dân tộc, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Việt Nam thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
C